Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long Quảng Ninh

Vịnh Hạ Long được biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Miền Bắc.Vịnh Hạ Long Quảng Ninh được UNESCO công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới và trở thành một trong những điểm du lịch thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Dưới đây Halongtourism.net chia sẽ những tin tức tổng quan về danh lam thắng cảnh, Halongbay.

TỔNG QUAN VỀ VỊNH HẠ LONG QUẢNG NINH

Vịnh Hạ Long là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.

Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long

Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái.17 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[4] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.

TRUYỀN THUYẾT VỊNH HẠ LONG

Khi Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành bản sắc dân tộc, khoảng giữa 900 và 1300 sau Công Nguyên, Hạ Long chính là chiến trường của những vụ xung đột lãnh thổ với các nước láng giềng ven biển, đặc biệt là Trung Quốc và Mông Cổ.

Truyền thuyết kể rằng khi Ngọc Hoàng muốn bảo vệ Việt Nam khỏi chiến tranh, Ngài đã gửi những chú rồng xuống mặt đất, nhằm mục đích sử dụng làm vũ khí chống lại quân xâm lược. Chính những chú rồng này đã rải hàng loạt các viên đá quý lên mặt đất – bao gồm ngọc bích và ngọc lục bảo – để rồi về sau, những viên đá này đã biến thành những hòn đảo lớn và nhỏ của Vịnh Hạ Long. Những đảo lớn và nhỏ này mang trong mình sức mạnh tự nhiên, có khả năng chống lại quân xâm lược và những kẻ tấn công, đồng thời thiết lập nên một hàng rào bảo vệ hoàn hảo cho những cuộc phục kích của các chiến binh nước ta. Những núi đá còn có thể trồi lên khỏi đại dương, nhấn chìm những con tàu của kẻ địch, tựa như một phép thuật đặc biệt.

Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long đêm

Sau này, khi đất nước đã hoàn toàn ổn định, đàn rồng đã cùng nhau bay lượn khắp thế giới để hưởng thái bình. Và rồi chuyến phiêu lưu kết thúc, Rồng Mẹ đã quyết định hạ giới xuống Hạ Long, và đó cũng là nguồn gốc của cái tên gắn liền với địa danh này. Trong khi Rồng Mẹ trú ngụ tại Hạ Long, đàn Rồng con lại chọn nơi ở của mình tại Vịnh Bái Tử Long và đảo Bạch Long Vĩ.

Kể từ đó, dân làng cư trú tại Vịnh Hạ Long đã không còn sống trong sợ hãi, thay vào đó là sự yên bình, chính thức thoát khỏi bàn tay của kẻ xâm lược. Mặt khác, tuy sự tích về nguồn gốc hình thành Hạ Long đã được truyền qua nhiều thế hệ, các tham chiếu có nhắc tới “Hạ Long” vẫn chưa được đề cập đến cho tới đầu thế kỷ thứ 19; thay vào đó vùng đất này được nhắc đến nhiều hơn tên gọi biển Giao Châu, Lục Châu, Lục Thuỷ, Vân Đồn, Hải Đông hoặc An Bằng. Chỉ cho đến cuối thế kỷ 19, Vịnh Hạ Long mới được xuất hiện trên bản đồ điều hướng Vịnh Bắc Bộ của Pháp.

GIÁ TRỊ VÔ GIÁ CỬA HALONGBAY

Giá trị địa chất và địa mạo vô giá

  • Hạ Long đã trải qua hàng tỷ năm hình thành và phát triển dù mới được UNESCO công nhận gần đây. Đã từ lâu, vùng nước sâu của Vịnh được bùn và trầm tích mịn lấp đầy vô cùng chắc chắn, ngay cả khi mực nước biển dâng lên hạ xuống.
  • Vào thời Than đá- trong cuối thời Đại Cổ sinh và khoảng 300 triệu năm trước, khu vực này đã được nâng lên do hoạt động kiến tạo. Các vùng nước nông và ấm hơn trong vịnh hình thành đá vôi – dày tới 1km – tạo nên nét độc đáo cho Vịnh Hạ Long.
  • Trong thời kỳ kỷ Jura và kỷ Phấn trắng, khu vực này lại tiếp tục chuyển dịch và qua hàng triệu năm, trở thành cao nguyên, hiện ra những dãy đá vôi và hình thành núi đá vôi. Núi đá vôi bị xói mòn theo thời gian, tạo nên hàng triệu hang nhỏ. Lũ lụt làm cho vịnh chìm xuống, biến các hang động và đường hầm thành những thung lũng sâu giữa những cột đá cao lớn khi đá vôi tan đi.
  • Trải qua quá trình hình thành hơn 7000 năm, Vịnh Hạ Long hiện trở thành di sản bởi những giá trị địa chất địa mạo độc đáo, hấp dẫn du khách thập phương.

Giá trị lịch sử và văn hóa

  • Bên cạnh giá trị địa chất và cảnh quan, khách du lịch đến với Vịnh Hạ Long chắc chắn còn bị ấn tượng bởi nền văn hóa Việt cổ giàu có. Lâu đời nhất là nền văn hóa Soi Nhụ, tiếp đó là Cái Bèo và Hạ Long.

Văn hóa Soi Nhụ: nền văn hóa đầu tiên được hình thành

  • Văn hóa Soi Nhụ là nền văn hóa lâu đời nhất được xác định ở vịnh Hạ Long. Đầu năm 1938, J.G. Andersson – nhà địa chất, khảo cổ học người Thụy Điển đã có những phát hiện đầu tiên chứng tỏ sự tồn tại của người Việt cổ ở khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.
  • Năm 1967, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã thực hiện một đợt khai quật lớn tại hang Soi Nhụ và tìm thấy rất nhiều hiện vật chứng tỏ sự tồn tại của người Việt cổ như: công cụ lao động bằng đá, hóa thạch xương người và động vật, mảnh gốm.
  • Những nghiên cứu tiếp nối sau này đã cho thấy sự tồn tại rõ ràng của Văn hóa Soi Nhụ với nhiều lớp kéo dài khoảng 6.000 – 18.000 năm cách ngày nay, bao phủ vùng vịnh Bắc Bộ gồm Hạ Long, Bái Tử Long và Lan Hạ.

Văn hóa Cái Bèo: nền văn hóa tiến bộ

  • Văn hóa Cái Bèo được bà Madeline Colani – nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện lần đầu vào năm 1938 trên đảo Cát Bà thuộc vịnh Lan Hạ. Văn hóa Cái Bèo là sự tiếp nối của Văn hóa Soi Nhụ, có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 – 7.000 năm.
  • Văn hóa Cái Bèo có địa tầng dầy, hiện vật cực kỳ phong phú, nằm tập trung tại khu vực vịnh Lan Hạ và vịnh Hạ Long. Hiện nay đã khai quật được gần 500 loại hiện vật thuộc Văn hóa Cái Bèo như: chày, bàn nghiền, bàn mài, hòn kê, rìu bôn, đục, chì lưới; hóa thạch xương người và động vật; đồ gốm thô,… Ở lớp trên cùng của Văn hóa Cái Bèo bắt đầu phát lộ đồ đồng và đồ gốm có trang trí hoa văn.

Văn hóa Hạ Long

  • Văn hóa Hạ Long tồn tại cách ngày nay khoảng 3.000 – 4.500 năm tương ứng với hậu kỳ thời đại đồ đá mới tới sơ kỳ thời đại kim khí, bao trùm Vịnh Bắc Bộ gồm vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ.
  • Văn hóa Hạ Long còn được gọi là văn hóa biển với rất nhiều hiện vật như lưới đánh bắt và tàu thuyền – gắn liền với cuộc sống của ngư dân – được khai quật trên các đảo và hang trên vịnh.

Đa dạng sinh học hiếm có

  • Vịnh Hạ Long sở hữu sự đa dạng sinh học hiếm có với các hệ sinh thái phức tạp và là nơi sinh sống của hàng chục loài thực vật quý hiếm, các loài động vật và sinh vật biển.
  • Những đặc thù về vị trí địa lý của Hạ Long đã hình thành một số hệ sinh thái: rừng mưa nhiệt đới, biển và ven biển. Rừng ngập mặn ven biển, rạn san hô và môi trường sống của cỏ biển là những đặc điểm tiêu biểu của những loại hệ sinh thái này.
  • Dọc theo những bờ biển, cửa sông lớn – môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển – cung cấp một nguồn thực phẩm dồi dào và phong phú, cũng như nơi trú ẩn cho chăn nuôi. Các nhà sinh học biển đã ghi nhận sự tồn tại của 185 loài thực vật phù du, 500 loài cá, 232 loài san hô và 57 loài cua ở vùng biển Vịnh, nhiều loài trong danh sách đỏ về động vật quý hiếm của IUCN.
  • Hàng ngàn đảo lớn và nhỏ, cùng với Vịnh Hạ Long tạo nên vùng bờ biển với hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng.
  • Tập trung quanh bờ biển phía đông và phía nam ở độ sâu khoảng 4 đến 6 mét là những rặng san hô rực rỡ và đầy màu sắc. Các san hô mang hình đĩa và cây cối, bổ trợ cho hơn 100 loài cá, rong biển, động vật giáp xác và sinh vật biển vi mô.
  • Trên đất liền, đặc biệt là gần Tuần Châu, Cửa Lục và Ba Chẽ, rừng ngập mặn hiện hữu với số lượng lớn. Rừng ngập mặn mọc ở vùng nước mặn ven biển hoặc nước lợ trong vùng biển thủy triều, kiến tạo và duy trì hệ sinh thái phức hợp đa dạng bao gồm động vật giáp xác và động vật có vỏ, đồng thời cũng là nơi cư ngụ của nhiều loài chim và đời sống động vật khác.
  • Khí hậu và địa lý của Hạ Long cũng góp phần lớn cho sự phát triền của rừng nói chung và rừng mưa nhiệt đới nói riêng, với nhiều loài cây, thực vật và động vật. Ước tính có hơn 1.000 loài thực vật trong rừng và trên các đảo, và hơn 1150 loài động vật. Những du khách tinh ý có thể bắt gặp những chú huơu, chồn, sóc, khỉ cũng như đời sống của loài chim trong các khu rừng này cũng như rừng nhiệt đới.

CÁC ĐIỂM THAM QUAN VÀ HOẠT ĐỘNG TRÊN VỊNH HẠ LONG

Top những điểm tham quan

Các đảo: Tuần Châu, Ti Tốp, Cống Đỏ, Soi Sim, Bồ Hòn, Rặng Dừa, Rêu.

Các bãi biển: Tuần Châu, Bãi Cháy, Ti Tốp, Bàn Chân, Ba Trái Đào, Soi Sim, Ngọc Vừng.

Hang động: Sửng Sốt, Luồn, Trống, Tiên Ông, Thiên Cung, Đầu Gỗ, Trinh Nữ, Thiên Cảnh Sơn.

Các làng chài nổi: Cửa Vạn, Vung Viêng, Cặp La, Ba Hang, Cống Đầm

Tham quan trên đất liền: Chợ đêm trong Thành phố Hạ Long, Bảo Tàng Quảng Ninh, Công viên Rồng (Công viên Hạ Long), Núi Bài Thơ, Cầu Bãi Cháy.

Thắng cảnh lân cận: Vịnh Bái Tử Long (Đảo Ngọc Vừng và Quan Lạn), Vịnh Lan Hạ (Đảo Cát Bà), Quận Đảo Cô Tô, 

Vui chơi hoạt động trên vịnh

Trên tàu: trải nghiệm du thuyền, thưởng thức đồ ăn thức uống, các liệu trình spa và chăm sóc sức khỏe, lớp học nấu ăn, trà chiều Việt, thử rượu vang Việt, BBQ, tập Thái Cực Quyền, đọc sách, tắm nắng, ngắm cảnh, đón mặt trời mọc và lặn, câu mực, chụp ảnh, xem phim trong phòng.

Dưới tàu: thăm các đảo, hang động, chèo thuyền kayak, trò chuyện với người dân địa phương, tham quan làng chài, bơi lội, dùng bữa trên bãi biển, chụp ảnh, thưởng thức đồ ăn thức uống, các liệu trình spa và chăm sóc sức khỏe, BBQ, tắm nắng.

THỜI GIAN NÀO THĂM QUAN VỊNH LÀ ĐẸP NHẤT

Có hai dịp trọng đại trong năm, đó là Tết (Tết cổ truyền thường rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch) và dịp Giáng sinh. Vào những ngày nghỉ này, người Việt thường sẽ ở nhà nên Vịnh Hạ Long không quá đông đúc như thường lệ, đồng thời trên tàu và trên đường phố sẽ được trang hoàng theo chủ đề lễ hội. Ngày 30/4 và 1/5 là ngày nghỉ lễ toàn quốc, nên rất nhiều du khách Việt sẽ đổ về Vịnh Hạ Long. Vào ngày Quốc khánh 2/9, Vịnh Hạ Long sẽ ngập tràn sắc đỏ của lá quốc kì Việt Nam. Ngoài ra còn có lễ hội âm nhạc đường phố Carnaval Hạ Long được tổ chức thường niên vào cuối tháng Tư, đầu tháng Năm, nhằm quảng bá và giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của Vịnh Hạ Long.

Vịnh Hạ Long Quảng Ninh
Vịnh Hạ Long nhìn từ trên xuống

Mùa cao điểm du lịch thứ nhất trong năm là khoảng tháng Sáu, tháng Bảy, với đa số khách là người Việt và người châu Á. Mùa cao điểm thứ hai là khoảng từ tháng Mười hai đến tháng Hai, tập trung nhiều du khách từ châu Âu, Mỹ và các nước ôn đới khác. Có hai mùa thấp điểm: tháng Tư – tháng Năm và tháng Tám – tháng Mười. Giá cả trong mùa cao điểm thứ hai thường cao hơn từ 10 đến 20% so với mùa thấp điểm và không thường xuyên có phòng trống. Nên nếu bạn có ý định đi vào mùa này, hãy đặt phòng sớm để hạn chế tình trạng hết phòng và nhận được giá hợp lý nhất.

Vịnh Hạ Long có khí hậu gió mùa nhiệt đới vùng duyên hải, thời tiết phân hóa 4 mùa rõ rệt. Mùa xuân chỉ kéo dài trong vỏn vẹn 2 tháng Ba và Tư nhưng lại là mùa đẹp nhất, với thời tiết ấm áp. Mùa hè từ tháng Năm tới tháng Tám, lúc này cả bầu trời lẫn nước biển đều trong xanh, rất thích hợp để đi thuyền tham quan các đảo. Vào mùa thu – khoảng tháng Chín, tháng Mười – Vịnh Hạ Long mang một màu sắc tuyệt đẹp như mật ong, kết hợp với không khí thanh tĩnh, bình yên. 4 tháng còn lại là mùa Đông, thích hợp với những du khách muốn tận hưởng thời tiết lạnh hơn và không khí huyền ảo, kì bí và vẻ đẹp ẩn hiện trong làn sương mong manh của Vịnh Hạ Long. Tháng Năm – tháng Sáu và tháng Tám – tháng Chín là thời điểm của mùa mưa.

THĂM QUAN VỊNH HẠ LONG ĐI BẰNG GÌ ?

Du thuyền Vịnh Hạ Long

  • Du thuyền đã xuất hiện trên Vịnh Hạ Long khoảng 30 năm trước, khởi điểm chỉ là những tàu tiếng bằng gỗ truyền thống được nâng cấp từ thuyền đánh cá. Từ đầu những năm 2000, tàu ngủ đêm được vận hành bởi nhu cầu tham quan dài hơn và chi tiết hơn của du khách. Nhiều du khách quốc tế có thể đậu thuyền ở bất kì bến nào (Bãi Cháy, Hòn Gai,…) Từ 1/1/2016, chỉ hai cảng Tuần Châu và Hòn Gai được cấp phép là bến cảng du thuyền quốc tế chính thức.

Du thuyền ngủ đêm

  • Ngủ đêm trên du thuyền là trải nghiệm tuyệt vời để khám phá Vịnh Hạ Long. Phổ biến nhất là du thuyền 2 ngày 1 đêm – vừa đủ thời gian để du khách thưởng ngoạn vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long với rất nhiều điểm tham quan lý thú. Với hải trình 3 ngày 2 đêm, du khách có thể đi sâu vào trong vịnh và khám phá những khu vực ít người lui tới.

Du thuyền theo tiếng

  • Với những du khách không có nhiều thời gian, một chuyến du ngoạn trong ngày sẽ phù hợp để khám phá qua về Vịnh Hạ Long, bao gồm một, hai điểm tham quan hoặc hoạt động. Có hai lựa chọn là nửa ngày và cả ngày, và tàu Paradise Explorer Paradise Explorerlà lựa chọn hoàn hảo cho các chuyến tham quan theo tiếng trên Vịnh Hạ Long.

Thuê riêng du thuyền

  • Hầu hết các hãng tàu trên Vịnh Hạ Long đều mang tới dịch vụ thuê trọn gói hoặc thuê riêng du thuyền. Du thuyền Paradise Elegance I và II, là du thuyền mới và lớn nhất trong đội tàu, rất phù hợp cho dịch vụ MICE hoặc các nhóm đông người. Du thuyền Paradise Peak hoặc Paradise Luxury lại phù hợp với nhóm nhỏ hơn.

Để di chuyển đến Vịnh Hạ Long rất dễ dàng, và trong gói du thuyền trọn gói của chúng tôi thường bao gồm xe đưa đón 2 chiều. Các sân bay gần nhất là Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và Sân bay Cát Bi (Hải Phòng).

DI CHUYÊN ĐẾN HẠ LONG QUẢNG NINH

Từ Hà Nội/ Sân bay Quốc tế Nội Bài đến Vịnh Hạ Long

  • Vịnh Hạ Long cách Hà Nội 180km về phía đông, và du khách thường lựa chọn xe bus đưa đón hoặc xe riêng để di chuyển. Thời gian di chuyển mất khoảng 3 giờ 30 phút đến 4 giờ, bao gồm 20-30 phút nghỉ tại trạm dừng chân giữa đường.
  • Xe đưa đón Paradise 2 chiều chỉ với giá 40 USD (tương đương 900.000 VNĐ). Chúng tôi đón và trả du khách ngay ở khách sạn Hà Nội, hoặc tại 49 Hai Ba Trung (nếu du khách lưu trú ngoài khu vực phố cổ).
  • Sân bay Quốc tế Nội Bài – cách Hà Nội 30km về phía bắc – đồng thời cách Vịnh Hạ Long 169km, với thời gian di chuyển tương đương với đi từ Hà Nội đến Hạ Long, khoảng 3,5 giờ đồng hồ. Nếu bạn muốn thuê xe và tài xế riêng, giá dao động từ 160-180 một xe, tùy vào loại xe.

Từ Hải Phòng/ Sân bay Cát Bi đến Vịnh Hạ Long

  • Chỉ cách Vịnh Hạ Long 88km, di chuyển từ Hải Phòng hoặc Sân bay Cát Bi chỉ mất khoảng 2,5 giờ. Du khách thường đặt xe riêng hoặc xe nhỏ, tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn đi taxi dù ít người chọn hình thức này. Khi thuê xe riêng, giá dao động từ 50-80 USD (tương đương 1.200.000-1.800.000 VNĐ), tùy vào kích thước và loại xe.

Từ Ninh Bình đến Hạ Long

  • Cách Vịnh Hạ Long 216km về phía đông nam, từ Ninh Bình di chuyển đến đây mất khoảng 4,5 giờ. Lựa chọn phù hợp nhất là thuê xe riêng, với chi phí vào khoảng 50-80 USD (tương đương 1.200.000-1.800.000 VNĐ) tùy loại xe.

Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vịnh Hạ Long

  • Thành phố Hồ Chí Minh nằm cách Vịnh Hạ Long hơn 1700km về phía nam, vậy nên di chuyển bằng máy bay là lựa chọn nhanh, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất. Mất khoảng 2 giờ bay và có rất nhiều chuyến bay trong ngày. Du khách có thể bay tới Sân bay Quốc tế Nội Bài hoặc Sân bay Cát Bi và đi ô tô hoặc xe riêng tới Vịnh Hạ Long.

==> Bên trên là tổng hợp những tin tức mới nhất , Thông tin du lịch hạ long, tổng quan Vịnh Hạ Long Quảng Ninh, du khách có thể tham khảo và tăng thêm kiến thức cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *